Hướng dẫn Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện

Hướng dẫn Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện

Ban hành kèm theo Quyết định số 4443/QĐ-BYT ngày 12/11/2012 của Bộ Y tế về Hướng dẫn Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện.
Download sách : http://adf.ly/1RY2XN
LỜI GIỚI THIỆU
Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng sử dụng thuốc kháng sinh, kéo dài ngày nằm viện cho người bệnh, gia tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Nếu ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô khuẩn cơ bản trong chăm sóc, chẩn đoán, điều trị người bệnh và ở những cơ sở mà nhân viên y tế còn hạn chế về kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) thì tỷ lệ NKBV sẽ cao hơn. Để giảm tỷ lệ NKBV, đòi hỏi phải có sự quan tâm, nỗ lực của các nhà quản lý y tế các cấp, các nhà khoa học chuyên ngành, các cán bộ, nhân viên y tế của các bệnh viện trong việc xây dựng chính sách và duy trì việc thực hiện tốt các quy định về KSNK.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tham mưu để Quốc Hội, Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều quy định quy phạm pháp luật và quy định chuyên môn về KSNK, như Luật khám bệnh, chữa bệnh (Điều 33 và Điều 62), Thông tư số 18/2009/ TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quyết định số 1014/QĐ-YT ngày 30 tháng 3 năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ nay đến 2015, Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn… Đồng thời, Bộ Y tế đã thường xuyên chỉ đạo các cơ sở y tế, các bệnh viện duy trì thực hiện tốt công tác KSNK. Nhiều bệnh viện đã đầu tư xây dựng, phát triển khoa KSNK, nhiều đơn vị đã có sáng kiến như phát động phong trào rửa tay sạch, xây dựng các tiêu chí thi đua về thực hành công tác KSNK, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nhân viên y tế về KSNK, thực hiện các nghiên cứu khoa học về NKBV… Công tác KSNK ở nước ta ngày càng được quan tâm và hoạt động có hiệu quả hơn.
Cùng với các cố gắng của các bệnh viện trong việc KSNK, Bộ Y tế đánh giá cao sáng kiến của Chương trình “Tăng cường hệ thống y tế tuyến tỉnh” do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ cho Việt Nam thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đề xuất với Bộ Y tế về việc biên soạn Tài liệu “Hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện”. Tài liệu tham khảo này được nhóm chuyên gia trong nước và nước ngoài biên soạn rất công phu, được Hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập, bao gồm các nhà quản lý y tế, quản lý điều dưỡng, những cán bộ thực hành tại kiểm soát nhiễm khuẩn và thực hành điều dưỡng đến từ các cơ sở khám chữa bệnh thẩm định. Hội đồng đánh giá cao về tính cấp thiết, tính phù hợp và tính thực tiễn của tài liệu. Hội đồng kiến nghị Bộ Y tế xuất bản Tài liệu này để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành y trong cả nước tham khảo trong quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập, nhằm góp phần giảm tỷ lệ NKBV.
Thay mặt Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ Y tế tôi trân trọng cảm ơn Chương trình “Tăng cường hệ thống y tế tuyến tỉnh”, cảm ơn các chuyên gia quốc tế, các chuyên gia trong nước đã hỗ trợ và hợp tác hiệu quả với Bộ Y tế trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ công tác nghiên cứu, soạn thảo tài liệu, đào tạo và nâng cao năng lực về kiểm soát nhiễm khuẩn của đội ngũ cán bộ y tế Việt Nam.
Trong quá trình sử dụng tài liệu, các cơ sở y tế, các cán bộ, nhân viên y tế và đông đảo bạn đọc nếu có ý kiến góp ý về nội dung và hình thức của tài liệu này, xin gửi về Cục Quản lý và Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để Ban biên soạn nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu hơn.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên

Tải về tại đây

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Post a Comment

Item Reviewed: Rating: 5 Reviewed By: Tyt Trung An